Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 293/2016/TT-BTC, có 10 trường hợp xe ô tô được miễn phí sử dụng đường bộ.
Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), bao gồm: Xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự.
Theo đó, những trường hợp dưới đây được miễn phí sử dụng đường bộ:
1. Xe cứu thương
2. Xe chữa cháy
3. Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ gồm:
- Xe có kết cấu chuyên dùng phục vụ tang lễ (bao gồm xe tang, xe tải lạnh dùng để lưu xác và chở xác).
- Các xe liên quan phục vụ tang lễ (bao gồm xe chở khách đi cùng xe tang, xe tải chở hoa, xe rước ảnh) là xe chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ mà trên Giấy đăng ký xe mang tên đơn vị phục vụ lễ tang.
Đơn vị phục vụ lễ tang phải có văn bản cam kết các loại xe này chỉ sử dụng cho hoạt động lễ tang (trong đó nêu cụ thể số lượng xe, biển số xe theo từng loại) gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam, Quỹ bảo trì đường bộ trung ương và xuất trình cho đơn vị đăng kiểm (khi đăng kiểm xe).
4. Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng bao gồm các phương tiện cơ giới đường bộ mang biển số: nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (xe chở lực lượng vũ trang hành quân được hiểu là xe ôtô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe ôtô tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe, mang biển số màu đỏ).
5. Xe chuyên dùng phục vụ an ninh của các lực lượng công an (Bộ Công an; Công an tỉnh, thành phố; Công an quận, huyện,…) bao gồm:
- Xe ô tô tuần tra kiểm soát giao thông của cảnh sát giao thông có đặc điểm: Trên nóc xe ôtô có đèn xoay và hai bên thân xe ôtô có in dòng chữ: “Cảnh sát giao thông”.
- Xe ôtô cảnh sát 113 có in dòng chữ: “Cảnh sát 113” ở hai bên thân xe.
- Xe ôtô cảnh sát cơ động có in dòng chữ “Cảnh sát cơ động” ở hai bên thân xe.
- Xe ôtô vận tải có mui che và được lắp ghế ngồi trong thùng xe chở lực lượng công an làm nhiệm vụ.
- Xe đặc chủng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn.
Có thể bạn sẽ thích:
Trả lời