Theo quy định hiện nay, thì Việt Nam có 5 nhóm biển báo giao thông chính.
Trong đó bao gồm các biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh, biển báo chỉ dẫn & biển báo phụ.
Ngoài ra, còn nhóm các loại vạch kẻ đường, biển báo trên đường cao tốc & nhóm biển báo hiệp định GMS.
Nắm rõ ý nghĩa của các loại biển báo sẽ giúp chúng ta tham gia giao thông an toàn & đúng luật hơn.
Vậy thì không chần chừ gì nữa!
Bây giờ hãy cùng Quang đi tìm hiểu cụ thể về từng nhóm biển báo giao thông nha!
1. Biển báo cấm
Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo.
Biển báo cấm sẽ có một số đặc điểm để bạn có thể nhận biết như sau:
- Đa phần các biển báo cấm sẽ có hình tròn, viền đỏ, nền trắng, chữ & hình vẽ màu đen.
- Biển “Cấm đi ngược chiều” và “Dừng lại” thì có nền đỏ, hình vẽ bên trong màu trắng.
- Biển “Cấm dừng và đỗ xe“, “Cấm đỗ xe”, “Cấm đỗ xe ngày lẻ”, “Cấm đỗ xe ngày chẵn” thì có viền đỏ, nền xanh, hình vẽ bên trong màu đỏ và trắng.
- Biển “Hết cấm vượt”, “Hết hạn chế tốc độ tối đa”, “Hết tất cả các lệnh cấm”: thì lại có viền xanh, nền trắng, hình bên trong màu đen.
Nhóm biển báo cấm có tất cả 40 loại, được đánh số theo thứ tự từ 101 đến 140.
2. Biển báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm có tác dụng cảnh báo những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra ở đoạn đường phía trước để người tham gia giao thông chú ý cẩn thận phòng tránh. Điều đầu tiên người lái xe nên làm khi gặp các biển cảnh báo nguy hiểm này là giảm tốc độ, sau đó xem nội dung biển báo và đưa ra cách xử lý phù hợp ở đoạn đường phía trước.
Biển báo nguy hiểm sẽ có một số đặc điểm để bạn có thể nhận biết như sau:
- Đa phần các biển báo nguy hiểm sẽ có hình tam giác, viền đỏ, nền vàng & hình vẽ màu đen.
- Biển “Chỗ đường sắt giao nhau với đường bộ” thì dạng chữ X, viền đỏ & nền trắng.
- Biển “Đường sắt cắt đường bộ không vuông góc” thì là dạng chữ nhật, nền trắng, hình vẽ màu đỏ.
Biển báo nguy hiểm có tất cả 46 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 201 đến 246 trong hệ thống biển báo giao thông.
3. Biển hiệu lệnh
Biển báo hiệu lệnh có tác dụng thông báo các hiệu lệnh người tham gia giao thông cần chấp hành.
Biển báo hiệu lệnh sẽ có một số đặc điểm để bạn có thể nhận biết như sau: Biển hình tròn, nền màu xanh, hình vẽ bên trong màu trắng hoắc đỏ.
Biển hiệu lệnh có tất cả 9 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 301 đến 309 trong hệ thống biển báo giao thông.
4. Biển chỉ dẫn
Biển chỉ dẫn có tác dụng hướng dẫn những nội dung cần thiết, hỗ trợ người tham gia giao thông di chuyển thuận lợi trên đường.
Biển báo chỉ dẫn sẽ có một số đặc điểm để bạn có thể nhận biết như sau:
- Thường thì biển chỉ dẫn sẽ là hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền xanh, bên trong là hình vẽ màu trắng (biển chỉ dẫn đường đi) hoặc màu đen nền trắng (với các biển chỉ dẫn địa điểm).
- Một số biển khác sẽ có có hình vẽ màu vàng (chợ, xe kéo móc).
- Biển báo “cấp cứu” hoặc “bệnh viện” sẽ có thêm chữ + màu đỏ
- Biển “Lối đi đường vòng tránh” thì sẽ có nền vàng.
- Biển “Mũi tên chỉ hướng đi” thì có màu xanh lá cây, chữ vàng.
Biển chỉ dẫn có tất cả 48 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 401 đến 448 trong hệ thống các loại biển báo giao thông.
5. Biển báo phụ
Biển báo phụ có tác dụng biểu thị các nội dung bổ sung nhằm làm rõ cho biển báo chính như biển cấm, biển nguy hiểm, biển chỉ dẫn… Biển báo phụ thường đặt dưới biển báo chính.
Biển báo phụ thường là hình chữ nhật, viền đen, nền trắng & hình vẽ đen. Tuy nhiên cũng có một số biển báo phụ màu xanh hoặc màu đỏ.
Biển phụ có tất cả 10 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 501 đến 510 trong hệ thống các loại biển báo giao thông.
6. Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường dù hiển thị trên mặt đường nhưng cũng được xem là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn người tham gia giao thông di chuyển đúng phần đường của mình. Vạch kẻ đường có 2 dạng: Vạch kẻ nằm đứng và vạch nằm ngang.
7. Biển báo trên đường cao tốc
Trên các đường cao tốc cũng sẽ có một nhóm biển báo riêng như hình bên dưới.
8. Biển báo theo hiệp định GMS
Hiệp định GMS-CBTA được ký kết nhằm tạo ra một hệ thống vận tải xuyên quốc gia của các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc. Nhóm biển báo theo hiệp định GMS được xây dựng theo hiệp định này, thường sử dụng trên những tuyến đường đối ngoại.
Trên đây là tất cả những biển báo giao thông đường bộ đúng theo quy chuẩn của Việt Nam.
Hy vọng với những thông tin xung quanh các biển báo sẽ giúp cho các bạn tham gia giao thông được an toàn hơn.
Nếu bạn có bất kỳ những thắc mắc nào liên quan đến giao thông thì cứ bình luận bên dưới để Quang có thể giải đáp cho các bạn nhanh chóng nhé!
Có thể bạn sẽ thích:
Trả lời