Nếu bạn đang hoa mắt với các loại vạch kẻ đường, không biết đi vào có bị phạt hay không?
Thì video này là dành cho bạn!
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với bạn về 7 loại vạch kẻ đường phổ biến nhất cũng như mức phạt nếu chẳng may dính phải.
Bây giờ hãy bắt đầu nào!
1. Vạch trắng nét đứt
Đây là loại vạch đơn, màu trắng & nét đứt giúp phân chia các làn xe cùng chiều.
Loại này xuất hiện ở đa số các tuyến đường từ cao tốc cho tới các khu dân cư.
Với vạch kẻ đường này thì bạn có thể đè vạch & chuyển sang làn được khác nếu muốn. Tất nhiên là phải có tín hiệu xin chuyển làn & đảm bảo được an toàn.
Loại vạch này còn có một ý nghĩa nữa là nếu nét đứt càng dài thì bạn càng được phép chạy xe nhanh:
- Vạch có chiều dài dưới 1m là 40km/h
- Từ 1 – 1,5m là 60km/h
- Trên 1,5m là 80km/h.
Tuy nhiên, tốc độ giới hạn còn phù thuộc vào những biển báo khác trên tuyến đường nên bạn cần chú ý.
2. Vạch trắng nét liền
Cũng là vạch đơn, màu trắng nhưng liền nét. Nó dùng để phân chia các làn xe cùng chiều.
Khi xuất hiện vạch này thì các phương tiện sẽ không được phép đè vạch & lấn làn.
3. Vạch vàng nét đứt
Đây là loại vạch đơn, màu vàng & đứt nét để phân chia 2 làn xe chạy ngược chiều nhau. Hay hiểu nôm na thì đây là vạch tim đường.
Đối với loại vạch này thì các phương tiện được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều nếu đảm bảo điều kiện an toàn.
Cũng giống như vạch trắng nét đứt, thì nếu vạch càng dài thì tốc độ giới hạn sẽ càng cao.
4. Vạch vàng nét liền
Cũng giống như vạch bên trên nhưng khác là nét liền. Giúp phân chia 2 làn xe chạy ngược chiều nhau khi đường không có giải phân cách cứng. Tất nhiên là bạn cũng sẽ không được đè vạch & lấn làn.
Những vạch này bạn sẽ thường thấy ở các đoạn đường đồi núi, chật hẹp, những đoạn đường cong & không đảm bảo tầm nhìn.
5. Vạch vàng đôi
Đối với loại này thì sẽ chia làm 2 loại:
- Hai vạch đều là nét liền thì có hiệu lực như loại vạch đơn.
- Còn đối với loại 1 bên liền & 1 bên đứt: Thì bên nào có nét đứt sẽ được đè vạch & lấn sang làn bên cạnh. Còn nếu chạy xe bên vạch nét liền thì tuyệt đối không được đè vạch nha, không là dễ ăn biên bản như chơi đó.
6. Vạch xương cá
Tên chính thức của loại vạch này là “kênh hóa dòng xe” nhưng nó có hình giống xương cá nên đa phần mọi người hay gọi như thế cho dễ nhớ.
Vạch này dùng để giới hạn phần đường giúp điều hướng giao thông. Các phương tiện sẽ không được đi vào vạch xương cá trừ những trường hợp khẩn cấp.
Loại vạch này thường thấy ở các vòng xuyến hoặc các nút giao trên đường cao tốc.
7. Vạch làn đường ưu tiên
Loại vạch này sẽ có 2 loại:
- Vạch trắng nét liền: Nó dành riêng cho một loại xe nhất định, các xe khác không được đi vào. Giống như làn xe BRT ở Hà Nội chẳng hạn.
- Vạch trắng nét đứt: Cũng dành riêng cho một loại xe nhưng các phương tiện khác cũng được phép đi vào. Tất nhiên là phải nhường đường cho phương tiện ưu tiên. Loại này dễ thấy nhất ở các điểm dừng đỗ của xe BUS.
8. Mức phạt
Tóm lại, cứ chỗ nào là vạch đứt nét, bất kể màu gì thì bạn sẽ được phép đè vạch & lấn làn nếu đảm bảo an toàn cho mình và các phương tiện khác.
Còn nếu gặp vạch liền, kể cả trắng hay vàng thì cũng đừng có dại mà đi vào nha!
Trong trường hợp mà bạn bị CSGT tuýt còi & báo lỗi thì mức phạt sẽ là như sau:
- Đè vạch hoặc không tuân thủ vạch kẻ đường: 200 – 400K đối với xe máy & xe ô tô.
- Lỗi chuyển làn không xi nhan: Xe máy là 100 – 200K, ô tô là 400K – 600K. Đặc biệt là trên cao tốc thì sẽ là 3 triệu – 5 triệu cộng thêm việc tước giấy phép lái xe từ 1- 3 tháng.
- Lỗi chuyển hướng không xi nhan thì xe máy sẽ bị phạt từ 400 – 600K, còn ô tô sẽ là 800 – 1triệu.
- Lỗi đi sai làn thì xe máy là 400K – 600K, ô tô là từ 3 triệu – 5 triệu, tước bằng lái xe từ 1 – 3 tháng
9. Các loại vạch khác
Ngoài 7 loại vạch kẻ đường như trên, thì thực tế còn rất nhiều loại vạch kẻ đường khác .
VD: Như vạch 3.1a mà nhiều bạn hay nhầm lẫn với vạch trắng nét liền. Nó thường được sử dụng trên đường cao tốc hoặc những con đường có chiều rộng lớn hơn 7m. Dùng để giới hạn mép ngoài của đường & có thể được đè vạch khi cần thiết.
Hay như một loại vạch phổ biến khác là vạch mắt võng dùng để báo hiệu cho chúng ta không được dừng đỗ tại đây để tránh ùn tắc giao thông.
Ngoài ra, còn rất nhiều loại vạch kẻ đường khác như đang hiển thị trên màn hình nhưng ít khi gặp nên mình không đưa vào bài viết.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về luật giao thông đường bộ thì hãy bình luận bên dưới để mình có thể giải đáp cho các bạn nha!
Có thể bạn sẽ thích:
Bình viết
Anh ơi cho e xin số điện thoại e cần hỏi trực tiếp ạ
Phạm Anh Quang viết
Bạn liên hệ với mình qua các kênh thông tin sau nhé: https://phamanhquang.com/lien-he