Phanh ô tô là một trong những bộ phận rất quan trọng bên cạnh lốp xe. Các bạn thử tưởng tượng xem nếu như chiếc xe vận hành mà thiếu đi hệ thống phanh, thì phải chăng là một việc thật sự rất nguy hiểm đúng không?
Chính vì thế, bộ phận phanh xe được ra đời và là ưu tiên hàng đầu để giúp cho xe dừng lại một cách an toàn.
Trong bài viết hôm nay mời các bạn hãy cùng mình tìm hiểu thêm những điều về phanh xe có thể bạn chưa biết.
1. Phanh tang trống
Phanh tang trống có cấu tạo gồm 2 phần cơ bản: trống phanh và má phanh. Phần trống phanh có dạng hộp rỗng, gắn liền với trục dẫn động với bề mặt tiếp xúc bên trong được làm nhám nhằm làm tăng hiệu quả phanh. Guốc phanh thì được làm bằng thép, bề mặt tiếp xúc với trống phanh được phủ thêm 1 lớp hợp chất chịu ma sát. Guốc phanh được điều khiển bởi dây cáp hoặc một piston thủy lực để tạo lực bung, ép vào trống phanh.
Hệ thống này khá phức tạp, có nhiều chi tiết cồng kềnh, độ bến kém, quá trình bảo dưỡng phức tạp… Lớp vật liệu dùng làm bề mặt ma sát thường được chế tạo bằng asbestos hoặc từ hợp chất của nó. Hợp chất này có một nhược điểm là rất có hại đến sức khỏe con người. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng asbestos còn có thể gây nên một số ung thư trên cơ thể người và nó đã bị cấm sử dụng từ những năm 1980 đến nay.
Mỗi guốc phanh thì bao gồm 1 đầu cố định và đầu tựa vào piston thủy lực. Với cấu hình như trên, khi tang trống quay, lực ép từ piston thủy lực sẽ làm cho má phanh trước ép vào phần tang trống. Cũng một phần do cách bố trí, chiều từ đầu cố định đến đầu di chuyển của má phanh trước sao cho trùng với chiều chuyển động của tang trống, khiến cho lực ép cũng bị giảm theo. Vì thế, các kỹ sư đã tăng thêm diện tích tiếp xúc của má phanh trước để có thể bù đắp lại mất mát này. Với cách giải thích tương tự này, thì má phanh sau sẽ có chiều hướng tự làm tăng lực ép lên tang trống, khiến cho việc điều khiến khó khăn và dễ dàng gây ra hiện tượng “bó phanh”. Thế nên, phần diện tích tiếp xúc của nõ cũng vì thế mà đã bị cắt giảm.
2. Phanh đĩa
Khi mà một vài dòng xe phổ thông vẫn còn đang sử dụng phanh tang trống cho bánh sau thì hầu hết các dòng xe đời mới đều đã sử dụng phanh đĩa trên cả bốn bánh vì chúng sẽ giúp cho xe dừng lại tốt hơn và tản nhiệt nhanh hơn.
Có những lúc hầu hết các xe ôtô đều được gắn thêm phanh tang trống trên bốn bánh, nhưng từ những năm 1975 thì các tiêu chuẩn an toàn yêu cầu tất cả phanh trước phải là hệ thống phanh đĩa.
Phanh đĩa được công nhận là sáng chế của một kỹ sư người Anh tên cụ thể là Frederick Lanchester vào năm 1902 và cũng được sử dụng đầu tiên trên chiếc Lanchester của ông vào năm 1903. Vào thời điểm đó, không có được các vật liệu hiện đại nên các má phanh thường bị mòn rất nhanh, vì vậy mà các đĩa phanh vẫn cực kỳ hiếm hoi mãi cho đến những năm 1950.
Được gọi là phanh đĩa do nó sử dụng một rôto kim loại nặng tên là đĩa phanh. Chúng sẽ nằm ở phía sau la-zăng bánh xe. Nếu như xe của bạn không sử dụng nắp chụp mâm bánh xe thì bạn có thể nhìn thấy chúng. Bất cứ khi nào bánh xe quay tròn, thì đĩa phanh cũng quay theo với cùng tốc độ.
Sẽ có một giá đỡ chụp bên ngoài đĩa phanh được gọi là cùm phanh, nó sẽ chịu trách nhiệm giữ các má phanh. Khi đạp phanh, lúc này lực thủy lực ép sát các má phanh vào đĩa phanh và tạo ra lực ma sát làm cho xe của bạn dừng lại. Đó cũng nguyên lý hoạt động cơ bản của phanh đĩa.
Phanh tang trống cũng sẽ sử dụng lực ma sát và áp lực nhưng phanh tang trống có cơ cấu hoạt động khác biệt. Thay vì là dùng một chiếc rôto, có một cái trống phanh bằng kim loại phía sau mâm bánh xe với guốc phanh bên trong. Khi nhấn phanh, những guốc phanh sẽ mở căng ra và ép phần má phanh vào trống phanh, tạo ra một lực ma sát làm xe dừng lại.
Trong hai loại phanh này, thì phanh đĩa vượt trội hơn vì nó tản nhiệt nhanh hơn nhiều, giảm được khả năng bị “cháy bố phanh” khi phanh quá nóng đến nỗi phanh không hoạt động được. Tuy nhiên thì loại này cũng đắt hơn, đó là lý do tại sao một vài mẫu xe phổ thông hiện nay vẫn còn sử dụng phanh tang trống ở bánh sau.
3. Một số lưu ý khác về phanh xe ô tô
Phanh có thể hoạt động nhờ lực ma sát, vì thế má phanh mòn rất nhanh. Chính xác mất bao lâu sẽ bị mòn hoàn toàn là tùy thuộc vào từng người lái, quan trọng nhất là cách mà bạn lái xe. Nếu như bạn đã thay rất nhiều má phanh vậy hãy xem lại cách lái xe của mình nhé. Bạn có đang chạy với tốc độ rất nhanh khi sắp gặp đèn đỏ và buộc phải đạp phanh gấp? Hoặc bạn chủ yếu đi với tốc độ cao, đường đi có thực sự thông suốt hay bạn di chuyển trong giờ cao điểm và bạn vừa tăng tốc thì phải nhấn phanh liên tục, rồi lại tăng tốc sau đó lại nhấn phanh, cứ lặp đi lặp lại như thế liên tục? Nếu như vậy, chính bạn đang làm cho má phanh bị mòn nhanh hơn.
Kiểm tra hệ thống phanh bất cứ khi nào bạn thấy chân phanh đã gần sàn hơn bình thường khi nhấn vào hoặc cảm thấy lực hãm phanh đã không còn đều hay nếu đèn cảnh báo phanh xuất hiện trên màn hình (khi bạn không dùng phanh đỗ xe lúc dừng lại). Tất cả những điều này chính là dấu hiệu rõ rệt nhất cho việc phanh của bạn có vấn đề.
Xe bạn không dừng hoặc dừng không được êm thì có thể gây nguy hiểm cho mọi người trên đường. Các vấn đề về phanh thì chắc chắn không thể tự phục hồi được. Chúng nó sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và chính bạn sẽ phải bỏ ra càng nhiều tiền để sửa chúng
Trên đây là một số thông tin quan trọng về phanh xe ô tô.
Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để có những chuyến đi an toàn.
Nếu còn bất cứ câu hỏi nào thì cứ bình luận bên dưới để mình có thể hỗ trợ & giải đáp bạn nha!
Có thể bạn sẽ thích:
Trả lời