• Home
  • Lái xe an toàn
  • Phụ kiện
  • Review xe
  • Xe & Cuộc sống
  • Thi thử lý thuyết
  • Sản phẩm tốt

Phạm Anh Quang

Lái xe an toàn!

Bạn đang ở:Trang chủ / Lái xe an toàn / Khi nào cần thay bố phanh?

Khi nào cần thay bố phanh?

07/04/2022 by Phạm Anh Quang Để lại bình luận

Đảm bảo bố phanh luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất và thay bố phanh đúng lúc không chỉ giúp bạn tiết kiệm hơn về lâu dài mà còn giúp bảo vệ xe và cả tính mạng của bạn trong tình huống xảy ra tai nạn.

Nhưng làm thế nào để biết được thời điểm cần thay bố phanh? Bố phanh dùng để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết bố phanh là gì, cách hoạt động và tại sao cần thay bố phanh cho xe của bạn.

bo-phanh-xe-o-to

Xem nhanh bài viết

  1. 1. Bố phanh là gì?
  2. 2. Điều gì xảy ra khi bố phanh bị mòn?
  3. 3. Bố phanh sử dụng được trong bao lâu?

1. Bố phanh là gì?

Bố phanh là một bộ phận quan trọng của hệ thống phanh, nằm giữa má phanh (bộ phận siết và làm giảm vòng tua bánh) và trống phanh. Nếu bố phanh không hoạt động đúng cách, các thành phần khác của xe như đĩa phanh, guốc phanh, bộ kẹp phanh sẽ bị hao mòn dần. Bảo dưỡng bố phanh đúng cách giúp tránh những chi phí sửa chữa đắt tiền về sau cũng như hạn chế tình trạng lái mất. Đó là lý do vì sao bạn cần phải biết khi nào cần thay thế những bố thanh cũ.

2. Điều gì xảy ra khi bố phanh bị mòn?

Mỗi khi bạn phanh, bố phanh sẽ bị hao mòn một chút. Tuỳ theo từng loại bố phanh, bằng gốm, vật liệu hữu cơ, hay kim loại, lực ma sát này sẽ khiến lớp phủ trên bố phanh bị hao mòn. Theo thời gian, bố phanh càng mỏng dần và cần phải được thay bằng bố phanh mới.

Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết khi nào thì cần thay bố phanh:

Tiếng phanh gắt & kêu ken két

Nhìn chung, dấu hiệu đầu tiên mà người lái xe nào cũng sẽ nhận thấy là tiếng kêu ken két mỗi khi phanh. Sở dĩ có âm thanh này là do trên bố phánh có trang bị một phần kim loại nhỏ để cảnh báo. Khi nghe âm thanh bất thường này mỗi lần phanh, đó chính là lúc bạn cần gặp các kỹ thuật viên để kiểm tra phanh.

Nếu phanh bị ẩm ướt, ví dụ sau khi đi dưới trời mưa, bố phanh thường bị bám bẩn và khi phanh, bạn sẽ nghe âm thanh tương tự. Nếu âm thanh này sau đó biến mất sau một vài lần phanh, đó là dấu hiệu cho thấy bố phanh bị rỉ sét nhưng chưa cần thay.

Bố phanh mỏng hơn 3mm

Bạn có thể quan sát bố phanh bằng mắt thường để biết thời điểm cần thay. Nhìn xuyên qua các nan hoa trên lốp, bạn sẽ thấy bố phanh được bố trí ép sát vào đĩa phanh. Nếu bố phanh mỏng hơn 3 milimet, bạn nên cân nhắc kiểm tra bố phanh, nhất là nếu đã lâu bạn không đưa xe đi kiểm tra.

Âm thanh kim loại nghiến vào nhau hoặc nghe tiếng gầm gừ

Nếu bạn nghe âm thanh như tiếng kim loại nghiến vào nhau hoặc tiếng gầm gừ, đó có thể là dấu hiệu cho thấy không chỉ bố phanh bị mòn mà đĩa phanh và bộ kẹp phanh đang ma sát vào nhau. Ma sát giữa hai bộ phận kim loại gây ra nhiều hư hại cho hệ thống phanh, do đó, bạn cần sớm đưa xe đến các trung tâm dịch vụ ngay khi nhận thấy các âm thanh ở trên.

Đèn cảnh báo

Một số xe có một đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ để báo hiệu thời điểm cần thay bố phanh. Tham khảo sổ hướng dẫn sử dụng xe để biết xe của bạn có được trang bị hệ thống cảnh báo này hay không. Lưu ý là một khi đèn cảnh báo bật sáng, bạn cần thay bố phanh cũng như thay cảm biến bố phanh mới.

3. Bố phanh sử dụng được trong bao lâu?

Nhìn chung, bố phanh sẽ hoạt động tốt trong quãng đường di chuyển dao động từ 48.000 đến 56.000 km. Tuy nhiên, thực tế tình trạng của bố phanh sẽ thay đổi tuỳ theo loại xe và cách lái của bạn.

Ví dụ, nếu thường xuyên lái xe trong thành phố hay những nơi mật độ giao thông dày đặc, bạn phải sử dụng phanh nhiều hơn so với khi lái ở đường nông thôn hay đường cao tốc. Một số chủ xe có thói quen “tăng ga nhanh và phanh gấp”, nên họ cần phanh và nhả phanh thường xuyên hơn các chủ xe khác, khiến bố phanh bị mòn nhanh hơn.

Chỉ cần lưu ý và cẩn thận một chút, bạn sẽ dễ dàng nhận biết khi nào cần thay bố phanh cho xe bạn.

Theo Bridgestone

Có thể bạn sẽ thích:

  • Nếu nghỉ hưu sớm thì mức lương hưu là bao nhiêu?
  • Những bài thi sa hình hạng B2 chi tiết nhất năm 2022
  • Thu nhập thụ động là gì? Làm sao để có thu nhập thụ động?
  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Skype (Opens in new window)
  • Click to share on Telegram (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on WhatsApp (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)

Bài viết liên quan

Lợi ích ít người biết về hệ thống phanh ABS trên ôtô
Phanh ô tô & những điều có thể bạn chưa biết
Vạch xương cá là gì? Đi vào có bị phạt hay không?

Thuộc chủ đề:Lái xe an toàn Tag với:Phanh

ĐĂNG KÝ NHẬN BÀI MỚI

Nhận bài viết & video mới nhất về kiến thức lái xe, luật giao thông & phụ kiện ô tô

Cảm ơn bạn đã đăng ký.

Đăng ký bị lỗi! Vui lòng thử lại.

Nói về Phạm Anh Quang

Theo dõi mình trên Facebook & Youtube để xem các bài viết chia sẻ về kinh nghiệm lái xe an toàn, review xe & các loại phụ kiện cho ô tô nhé! 

Bài viết trước « Lốp không săm – Ưu & nhược điểm
Bài viết sau Lợi ích ít người biết về hệ thống phanh ABS trên ôtô »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

ĐĂNG KÝ NHẬN BÀI MỚI

Nhận bài viết & video mới nhất về kiến thức lái xe, luật giao thông & phụ kiện ô tô

Cảm ơn bạn đã đăng ký.

Đăng ký bị lỗi, vui lòng thử lại.

Bài viết được đọc nhiều nhất!

  • App cảnh báo tốc độ giới hạn cho ô tô & xe máy | Hoàn toàn miễn phí
    App cảnh báo tốc độ giới hạn cho ô tô & xe máy | Hoàn toàn miễn phí
  • Khắc phục lỗi không bật được Adobe Premiere CC
    Khắc phục lỗi không bật được Adobe Premiere CC
  • Hướng dẫn làm Affiliate trên Shopee chi tiết & dễ hiểu nhất dành cho người mới
    Hướng dẫn làm Affiliate trên Shopee chi tiết & dễ hiểu nhất dành cho người mới
  • Những bài thi sa hình hạng B2 chi tiết nhất năm 2022
    Những bài thi sa hình hạng B2 chi tiết nhất năm 2022
  • Hướng dẫn sử dụng cân thông minh Xiaomi Body Composition Scale 2
    Hướng dẫn sử dụng cân thông minh Xiaomi Body Composition Scale 2
  • Hướng dẫn kiếm tiền với PingGo cực chi tiết 2022
    Hướng dẫn kiếm tiền với PingGo cực chi tiết 2022
  • Điều kiện & thủ tục thi bằng A2 mới nhất 2022
    Điều kiện & thủ tục thi bằng A2 mới nhất 2022
  • Hướng dẫn đăng ký & sử dụng thẻ ePass chi tiết nhất 2022
    Hướng dẫn đăng ký & sử dụng thẻ ePass chi tiết nhất 2022
  • Cách phân biệt xe chạy dầu hay chạy xăng cực đơn giản
    Cách phân biệt xe chạy dầu hay chạy xăng cực đơn giản
  • Những thẻ ngân hàng chạy quảng cáo Facebook tốt nhất
    Những thẻ ngân hàng chạy quảng cáo Facebook tốt nhất

Footer

Bài viết mới

  • Vạch xương cá là gì? Đi vào có bị phạt hay không? 13/04/2022
  • 7 loại vạch kẻ đường cần lưu ý để tránh mất tiền 12/04/2022
  • 5 quy định về xe ô tô điện và mức xử phạt năm 2022 07/04/2022
  • Lợi ích ít người biết về hệ thống phanh ABS trên ôtô 07/04/2022
  • Khi nào cần thay bố phanh? 07/04/2022
  • Lốp không săm – Ưu & nhược điểm 07/04/2022
  • Phanh ô tô & những điều có thể bạn chưa biết 07/04/2022
  • Những gợi ý chọn lốp xe ô tô cho người thích du lịch 07/04/2022

Bình luận mới

  • Phạm Anh Quang trong Vạch xương cá là gì? Đi vào có bị phạt hay không?
  • Ly trong Hướng dẫn làm Affiliate trên Shopee chi tiết & dễ hiểu nhất dành cho người mới
  • Nguyễn Phan Tường Vy trong Hướng dẫn làm Affiliate trên Shopee chi tiết & dễ hiểu nhất dành cho người mới
  • trang trong Hướng dẫn làm Affiliate trên Shopee chi tiết & dễ hiểu nhất dành cho người mới
  • Đan Thanh trong Hướng dẫn làm Affiliate trên Shopee chi tiết & dễ hiểu nhất dành cho người mới
  • Phạm Anh Quang trong Hướng dẫn làm Affiliate trên Shopee chi tiết & dễ hiểu nhất dành cho người mới
  • tuỳn trong Hướng dẫn làm Affiliate trên Shopee chi tiết & dễ hiểu nhất dành cho người mới
  • Phạm Anh Quang trong App cảnh báo tốc độ giới hạn cho ô tô & xe máy | Hoàn toàn miễn phí

Chuyên mục

  • Home
  • Lái xe an toàn
  • Phụ kiện
  • Review xe
  • Xe & Cuộc sống
  • Thi thử lý thuyết
  • Sản phẩm tốt

Thông tin hữu ích

  1. Giới thiệu
  2. Liên hệ
  3. Quy định sử dụng
  4. Chính sách bảo mật
  5. Bản quyền nội dung

@2020 - Bạn bè của mình Nhà Thờ Công Giáo, Quang Blog, Đánh Giá Khóa Học, Vợ Chồng Nhỏ, Quang Crypto