• Home
  • Lái xe an toàn
  • Phụ kiện Ô tô
  • Review xe
  • Xe & Cuộc sống
  • Youtube
  • Liên hệ

Phạm Anh Quang

Lái xe an toàn!

Bạn đang ở:Trang chủ / Lái xe an toàn / Vi phạm nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền?

Vi phạm nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền?

15/02/2021 by Phạm Anh Quang Để lại bình luận

Kể từ ngày 01/01/2020 đối với tất cả những người điều khiển phương tiện giao thông mà vi phạm nồng độ cồn thì đều sẽ bị phạt rất nặng. Mức phạt nặng nhất lên tới 40 triệu & tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 24 tháng.

Vậy thì các mức phạt vi phạm nồng độ cồn cụ thể như thế nào?

Xem nhanh bài viết

  1. 1. Đối với ô tô & các loại xe tương tự ô tô
  2. 2. Đối với mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) & các loại phương tiện tương tự
  3. Được quy định tại Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  4. 3. Đối với người xe máy kéo & xe chuyên dùng
  5. 4. Đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) & các phương tiện thô sơ khác
    1. Chia sẻ

1. Đối với ô tô & các loại xe tương tự ô tô

Được quy định tại Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

2. Đối với mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) & các loại phương tiện tương tự

Được quy định tại Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

3. Đối với người xe máy kéo & xe chuyên dùng

Được quy định tại Điều 7, Nghị định 100/20-19/NĐ-CP.

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng.
  • Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng;
  • Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Ngoài ra người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng)  từ 22 tháng đến 24 tháng.

4. Đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) & các phương tiện thô sơ khác

Được quy định tại Điều 8, Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đây là lần đầu tiên, Chính phủ quy định mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm về nồng độ cồn, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc người điều khiển phương tiện không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Trên đây là các mức phạt vi phạm nồng độ cồn cụ thể của từng loại phương tiện khác nhau.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến luật giao thông thì hãy bình luận bên dưới nhé!

Nguồn: CSGT

Có thể bạn sẽ thích:

  • Ý nghĩa các đèn cảnh báo trên bảng Taplo
  • 10 phụ kiện ô tô tốt nhất mà bác tài nào cũng nên có
  • App cảnh báo tốc độ giới hạn cho ô tô & xe máy | Hoàn toàn miễn phí

Chia sẻ

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Skype (Opens in new window)
  • Click to share on Telegram (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on WhatsApp (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)

Bài viết liên quan

Tốc độ tối đa của ô tô trong khu vực đông dân cư là bao nhiêu?
Chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền?
Những bài thi sa hình hạng B2 chi tiết nhất năm 2021

Thuộc chủ đề:Lái xe an toàn Tag với:Luật giao thông

Nói về Phạm Anh Quang

Theo dõi mình trên Facebook & Youtube để xem các bài viết chia sẻ về kinh nghiệm lái xe an toàn, review xe & các loại phụ kiện cho ô tô nhé! 

Bài viết trước « Bằng lái xe B1 và B2 khác nhau như thế nào?
Bài viết sau Chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền? »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

ĐĂNG KÝ NHẬN BÀI VIẾT MỚI

Hãy nhập email của bạn vào ô bên dưới để là người đầu tiên xem được các bài viết của mình về kỹ năng lái xe & các loại đồ chơi cho xe!

Bài viết được đọc nhiều nhất!

  • Khắc phục lỗi không bật được Adobe Premiere CC
    Khắc phục lỗi không bật được Adobe Premiere CC
  • Những thẻ ngân hàng chạy quảng cáo Facebook tốt nhất
    Những thẻ ngân hàng chạy quảng cáo Facebook tốt nhất
  • Hướng dẫn sử dụng cân thông minh Xiaomi Body Composition Scale 2
    Hướng dẫn sử dụng cân thông minh Xiaomi Body Composition Scale 2
  • Điều kiện & thủ tục thi bằng A2 mới nhất 2021
    Điều kiện & thủ tục thi bằng A2 mới nhất 2021
  • App cảnh báo tốc độ giới hạn cho ô tô & xe máy | Hoàn toàn miễn phí
    App cảnh báo tốc độ giới hạn cho ô tô & xe máy | Hoàn toàn miễn phí
  • Tại sao mình lại chọn Xpander 2020?
    Tại sao mình lại chọn Xpander 2020?
  • Review bơm điện cầm tay Xiaomi: Bơm được cả bóng đá lẫn ô tô
    Review bơm điện cầm tay Xiaomi: Bơm được cả bóng đá lẫn ô tô
  • Trên tay đệm ngồi gel lưới 3D Fit Homneycomb của Nhật
    Trên tay đệm ngồi gel lưới 3D Fit Homneycomb của Nhật
  • Hướng dẫn kiếm tiền với PingGo cực chi tiết 2021
    Hướng dẫn kiếm tiền với PingGo cực chi tiết 2021
  • Review tẩu sạc ô tô Zmi Xiaomi 45w - Sạc nhanh & ổn định
    Review tẩu sạc ô tô Zmi Xiaomi 45w - Sạc nhanh & ổn định

Footer

Bài viết mới

  • Trên tay đệm ngồi gel lưới 3D Fit Homneycomb của Nhật 26/02/2021
  • Tại sao mình lại chọn Xpander 2020? 25/02/2021
  • Hướng dẫn thi bằng lái xe máy A1 chi tiết nhất 2021 24/02/2021
  • Review tẩu sạc ô tô Zmi Xiaomi 45w – Sạc nhanh & ổn định 20/02/2021
  • Những bài thi sa hình hạng B2 chi tiết nhất năm 2021 20/02/2021
  • Một số câu hỏi thường gặp sau khi thi trượt bằng lái xe B2 19/02/2021
  • Các ký hiệu trên cần số xe tự động có ý nghĩa gì? 19/02/2021
  • Kéo phanh tay trước hay về số P trước khi đỗ xe số tự động? 18/02/2021

Bình luận mới

  • Phạm Anh Quang trong Tại sao mình lại chọn Xpander 2020?
  • Phạm Anh Quang trong Tại sao mình lại chọn Xpander 2020?
  • Nguyen Tuan Kha trong Tại sao mình lại chọn Xpander 2020?
  • Nguyen Tuan Kha trong Tại sao mình lại chọn Xpander 2020?
  • Trần Anh trong Hướng dẫn khắc phục website chị Facebook chặn link
  • Phạm Anh Quang trong Hướng dẫn kiếm tiền với PingGo cực chi tiết 2021
  • Tuyền trong Hướng dẫn kiếm tiền với PingGo cực chi tiết 2021
  • trình trong Khắc phục lỗi không bật được Adobe Premiere CC

Chuyên mục

  • Home
  • Lái xe an toàn
  • Phụ kiện Ô tô
  • Review xe
  • Xe & Cuộc sống
  • Youtube
  • Liên hệ

Bạn bè của mình

Tạp Chí Tiền Ảo | Đánh Giá Khóa Học |

Nhà Thờ Công Giáo | Vợ Chồng Nhỏ

Blog Con Yêu | Infamily.vn

Theo dõi mình trên Facebook & Youtube để xem các bài viết chia sẻ về kinh nghiệm lái xe an toàn, review xe & các loại phụ kiện cho ô tô nhé!