Việc độ chế thêm các phụ kiện dường như là nhu cầu của bất cứ tài xế nào nhưng nếu không lựa chọn cẩn thận bạn sẽ bị từ chối đăng kiểm, nặng hơn còn bị CSGT phạt nữa.
Vậy đâu sẽ là những loại phụ kiện khiến xe bạn bị từ chối đăng kiểm?
1. Giá nóc
Bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những chiếc xe được gắn thêm giá nóc trên những cung đường du lịch. Mục đính chính là giúp xe chở thêm nhiều đồ đạc hơn hoặc để gắn trực tiếp những chiếc lều dã ngoại khi cần nghỉ ngơi.
Nhưng theo quy định thì nếu gắn những chiếc giá nóc có kích cỡ vượt 4-3-4cm (dài, cao, rộng) thì sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Hơn nữa, việc gắn giá nóc & chở thêm nhiều đồ đạc sẽ khiến trọng tâm của xe bị thay đổi. Điều này, sẽ gây nguy hiểm khi chạy xe, đặc biệt là trên những cung đường xấu hoặc vào khi cua gấp.
2. Cản kim loại trước sau
Thường thì loại này sẽ được nhiều bác tài chạy xe dịch vụ hoặc xe địa hình lắp thêm để tăng thêm độ cứng cáp, cũng như giúp xe khỏi những vết va quyệt trên đường.
Nhưng cũng tương tự như giá nóc thì cản kim loại không được nhô ra khỏi thân xe quá 4cm, nếu không thì sẽ không đăng kiểm được.
Hơn nữa những chiếc cản kim loại này sẽ làm ảnh hưởng đến việc hoạt động của các hệ thống cảm biến túi khí trên chiếc xe, sẽ rất gây nguy hiểm nếu chẳng may xảy ra tai nạn.
3. Ống thở ô tô
Được nhiều chủ xe bán tải lắp đặt khi thường xuyên đi off road. Ống lấy gió có tác dụng giúp xe có thể tăng khả năng lội nước mà không sợ bị chết máy vì có chiều cao hơn khoảng 1m so với khe hút gió nguyên bản.
Tuy giúp cho chiếc xe trông có vẻ “hoành tráng” hơn nhưng nó lại không được các cơ quan đăng kiểm chấp nhận do lỗi “thay đổi kết cấu xe“.
4. Lốp sai kích cỡ
Nhiều bác tài thường thích độ la-zăng và lốp to hơn kích cỡ nguyên bản để chiếc xe bắt mắt hơn. Nhưng điều này sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến các thông số liên quan đến tốc độ, quãng đường trên đồng hồ.
Lắp đặt lốp sai kích cỡ cũng sẽ không được cơ quan đăng kiểm chấp nhận, do khác với thông số kỹ thuật của xe.
Hơn nữa, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, hành vi điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật bị phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng.
5. Đèn Led bar
Chưa nói để việc có được cơ quan đăng kiểm chấp nhận hay không nhưng riêng cá nhân Quang rất khó chịu với những loại đèn led bar như này.
Đặc biệt, nếu những chiếc xe này đi trong phố thì người đối diện gần như là “mù” luôn, gây nguy hiểm cho rất nhiều người.
Cũng chính vì nguyên nhân này nên việc lắp các loại đèn led bar bị nghiêm cấm & sẽ không được đăng kiểm.
Những hành vi lắp thêm các đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe,… không đúng theo thiết kế có thể bị Cảnh sát giao thông xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng.
6. Một số nguyên nhân khác bị từ chối đăng kiểm
Ngoài những phụ kiện kể trên thì một số hành vi như dán decal làm thay đổi màu xe, lắp thêm cao su giảm chấn lò xo, không có hộp đen với xe kinh doanh… cũng khiến cho xe của bạn không được đăng kiểm.
7. Các loại phụ kiện được phép lắp
Những loại phụ kiện không có trong thiết kế ban đầu nhưng không làm thay đổi về mặt kết cấu cũng như tính năng vận hành của xe thì vẫn sẽ được các cơ quan đăng kiểm chấp nhận như: Camera lùi, cảm biến tiệm cận, cảm biến áp suất lốp, camera hành trình, hệ thống âm thanh, đèn pha dạng led hoặc projector nhưng vẫn đảm bảo về quy chuẩn sáng…
8. Kết
Ngoài những lỗi này ra thì cũng sẽ còn nhiều những lỗi khác khiến cho xe của bạn sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Vì vậy nếu không quá cần thiết thì tốt nhất chúng ta cứ nên để xe nguyên bản để tránh việc không đăng kiểm được cũng như sẽ bị từ chối bảo hành từ hãng.
Có thể bạn sẽ thích:
Trả lời