Từ ngày luật phạt nguội được áp dụng rộng rãi thì đã đem lại rất nhiều điểm tích cực.
Người dân khi tham gia giao thông, đặc biệt là những người lái ô tô đã đi cẩn thận hơn rất nhiều. Việc phóng nhanh, vượt đèn đỏ cũng giảm hẳn ở những con đường có gắn camera phạt nguội.
Tuy nhiên, nhiều khi vì vô tình hoặc bị một số người chơi xấu nên nhiều bác tài đã bị phạt mà không biết lỗi do đâu.
Như gần đây có mấy vụ xe sửa biển số (như là trong biển có chữ F thì dán thêm băng keo đen để thành chữ E) bị phát hiện nhằm mục đích tránh bị phạt nguội nhưng điều đó lại khiến cho những bác tài khác bị phạt mà không rõ lý do.
Vậy làm sao để chúng ta kiểm tra xem xe mình có bị phạt nguội hay không? Để từ đó sớm đưa ra phương án xử lý!
1. Tra cứu trên trang csgt.vn
Đây chính là cách nhanh chóng & chính xác nhất. Bởi trang web này thuộc quản lý của Cục Cảnh sát giao thông nên các dữ liệu về phạt nguội sẽ thường xuyên được cập nhật lên đây trước tiên.
- Bước 1: Kiểm tra phạt nguội: TẠI ĐÂY
- Bước 2: Nhập biển kiểm soát => chọn phương tiện => nhập mã bảo mật => Tra cứu
- Bước 3: Kiểm tra kết quả
– Nếu hiện lên dòng chữ “Không tìm thấy kết quả !” màu đỏ tức là xe của bạn không bị phạt nguội.
– Nếu hiện lên thông báo tương tự như ảnh bên dưới là xe của bạn đã vi phạm giao thông & cần liên hệ với đơn vị phụ trách (trong hình) để nộp phạt.
2. Tra cứu trên trang app.vr.org.vn
Đây là trang web của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Thông tin phạt nguội trên này cũng được cập nhật rất nhanh chóng & chính xác.
- Bước 1: Tra cứu phạt nguội: TẠI ĐÂY
- Bước 2: Nhập thông tin biển số => số tem hoặc giấy chứng nhận đăng kiểm => mã xác thực.
Lưu ý: Đối với xe biển 5 số: biển trắng thêm chữ T: VD: 29A01234T; biển xanh thêm chữ X; biển vàng thêm chữ V. Với số tem, giấy chứng nhận nhập dấu “-” phân cách giữa chữ cái và chữ số: VD: KC-2860472.
3. Một số app tra cứu phạt nguội trên di động
Ngoài 2 cách trên thì các bạn cũng có thể tra cứu phạt nguội trên một số app như sau:
3.1 KGO
Ứng dụng này mình hiện đang nằm trong top những app miễn phí về thông tin giao thông.
Trên app KGO này có khá nhiều thứ hay ho như: Tìm luật, tra cứu phạt nguội, ôn thi GPLX, mua bảo hiểm… mọi thứ đều khá là hữu ích.
Tuy nhiên, có một điểm trừ là phải đăng nhập tài khoản thì mới có thể sử dụng được những tính năng chính.
Đây là điều mà mình chưa thích lắm! Bởi nhiều khi mình chỉ muốn tìm kiếm nhanh một thông tin nào đó mà app cứ bắt đăng nhập rất khó chịu.
3.2 App Tra phạt nguội
Giao diện của app này rất đơn giản, chỉ có duy nhất một ô để nhập biển số nên nhìn cái là bạn có thể sử dụng được ngay.
Chỉ có điều là họ chưa thực sự tự tin về dữ liệu phạt nguội nên vẫn có 1 ô để bạn kiểm tra lại trên web CSGT.vn
3.3 App Tra phạt nguội toàn quốc
Nó có thêm 1 tính năng hay ho so với các app khác là có thể dùng camera để quét biển số.
4. Một số lỗi phạt nguội thường gặp
5. Một số câu hỏi thường gặp
- Câu 1: Từ khi vi phạm đến lúc nhận được thông báo mất mấy ngày?
Trả lời: Thường là từ 4 ngày – 1 tháng.
- Câu 2: Sao đã vi phạm rồi mà 2 tuần/tháng/nửa năm rồi mà chưa thấy gửi giấy về nhỉ?
Trả lời: Có thể là Bưu điện thất lạc thư, xe không phải chính chủ, địa chỉ không chính xác, CSGT gửi thư thẳng sang Cục Đăng kiểm.
-
Câu 3: Nộp phạt nguội ở đâu?
Trả lời:
– Tại Kho bạc nhà nước: Có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp phạt thông qua hệ thống dịch vụ bưu điện: Người vi phạm đăng ký với cơ quan Công an giao thông bằng cách ghi và ký vào mặt sau tờ biên bản vi phạm.
– Nộp phạt trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia: dichvucong.gov.vn.
Lưu ý: Người vi phạm phải đến nơi bị xử phạt nguội để lấy quyết định xử phạt rồi sau đó mới thực hiện được việc nộp phạt.
- Câu 4: Không nộp phạt nguội có sao không?
Trả lời:
Nếu không nộp phạt nguội đúng hạn, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp (khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Đặc biệt, trường hợp ô tô vi phạm giao thông không nộp phạt nguội đúng thời hạn còn có thể bị từ chối đăng kiểm.
6. Kết
Trên đây là một số thông tin mà mình đã tìm hiểu được về việc phạt nguội.
Nếu bạn có thêm những cách nào khác để tra cứu phạt nguội thì hãy chia sẻ với mọi người bằng cách bình luận bên dưới nha!
Và cũng đừng ngần ngại đặt câu hỏi ở mục bình luận, mình sẽ nhanh chóng trả lời các bạn ngay.
Có thể bạn sẽ thích:
Trả lời