Hiện nay trên thị trường những hãng sản xuất lốp dự phòng bằng lốp chính. Loại lốp này lại có hai loại, một loại bằng về cả kích cỡ và phẩm chất kỹ thuật, loại còn lại thì không đồng nhất.
Lốp dự phòng là một trong những bộ phận không thể thiếu trên xe hơi từ trước tới nay, nhằm đảm bảo được xe vẫn có thể liên tục hành trình mà không hề bị gián đoạn khi lốp chính gặp sự cố. Công nghệ phát triển ngày càng mạnh sẽ khiến thế giới sinh ra nhiều loại lốp khác nhau.
Trước đây lốp dự phòng bằng lốp chính, nhưng từ năm 2007-2014, trên thế giới, lượng lốp dự phòng loại full-size giảm khoảng 49%. Thống kê của chuyên trang này vào 2014, khoảng 52% số xe ôtô trên thế giới sử dụng lốp dự phòng nhỏ, phần lớn là xe con. Vậy vì sao lai có những sai khác như thế này, hãy cùng theo dõi tiếp bài viết hôm nay của chúng tôi nhé.
1. Tại sao lốp dự phòng lại nhỏ
Những lý do các hãng sản xuất lốp dự phòng nhỏ hơn lốp chính được các trang chuyên về lốp tổng hợp từ chuyên gia kỹ thuật gồm: Lốp dự phòng loại nhỏ sẽ giúp giảm được một phần không gian chiếm chỗ trong cốp xe, Trọng lượng nhẹ nên cũng sẽ giảm tải trọng xe, tiết kiệm được nhiên liệu; Trọng lượng nhẹ cũng giúp các bác tài dễ dàng khuân vác, di chuyển và thay lốp khi có sự cố; Lốp nhỏ hơn sẽ thường nhẹ và khả năng bám đường cũng sẽ thấp hơn, chạy được tốc độ tối đa thấp hơn, thường tầm khoảng 80 km/h. Nhờ đó nhắc nhở cho bác tài không quên vào xưởng vá lốp, thay lại lốp chính và cân chỉnh lốp xe. Nếu như lốp dự phòng bằng với kích thước lốp chính thường gây “lười” cho người sử dụng, sẽ không đến xưởng kiểm tra, gây ra tình trạng bị mất an toàn. Cuối cùng, việc sản xuất lốp dự phòng nhỏ và nhẹ hơn cũng giúp cho các hãng xe tiết kiệm chi phí, giảm giá xe.
Vẫn có những hãng sản xuất lốp xe dự phòng có kích thước bằng lốp chính. Loại lốp này lại có hai loại, một loại bằng về cả kích cỡ cũng như phẩm chất kỹ thuật, một loại bằng kích cỡ nhưng chất lưỡng kỹ thuật không bằng, ví dụ hoa lốp bị nông hơn, vành lốp cũng không cứng bằng…
Loại giống hệt kích thước và chất lượng với lốp chính thường sử dụng cho các xe phải tải nặng, chạy đường dài như các dòng xe tải, bán tải, SUV cỡ lớn, trong khi đó thì loại có phẩm chất kỹ thuật kém hơn thường dùng cho những loại có hình dáng lớn nhưng chủ yếu chỉ chạy loanh quanh đô thị, không phải tải nặng, ví dụ crossover, MPV.
2. Vì sao có xe không có lốp dự phòng?
Vì các xe đó thường sử dụng lốp với công nghệ run-flat, tức là loại lốp vẫn có thể chạy tiếp theo cả trăm cây số ở tốc độ cao sau khi bị thủng lốp. Tuy nhiên để đảm bảo được sự an toàn nhất, những xe này vẫn có trang bị lốp dự phòng.
3. Các bước thay lốp dự phòng
Khi bạn thay đổi lốp dự phòng là một trong những công việc ưu tiên mà mọi tài xế cũng cần biết. Có một số quy tắc như bên dưới:
1. Để đảm bảo được sự an toàn về người và tài sản, khi bạn thay lốp cần chèn vào bánh, khóa cửa và bật đèn cảnh báo.
2. Đặt phần kích đúng với vị trí. Thông thường thì vị trí này đánh dấu ở phần khung xe cách lốp khoảng 15-20 cm. Đặt sai vị trí cũng có thể khiến cho bộ kích không đứng vững, ảnh hưởng kết cấu xe.
3. Tháo các ốc theo hình ngôi sao. Tức là bạn không được tháo liên tục những ốc cạnh nhau mà tháo lần lượt các ốc chéo nhau (ví dụ số 1 rồi đến số 3, sau đó là 5-2-4).
4. Ốc – kích – ốc. Tức là khi bạn tháo thì vặn lỏng ốc, nâng bộ phận kích rồi mới tháo hết các ốc. Khi chúng ta vặn vào cũng như vậy, vặn ốc, sau đó bạn hạ kích rồi mới bắt chặt.
5. Đặt thêm lốp phụ ở dưới gầm xe. Đặt lốp dự phòng ở dưới gầm xe đề phòng các trường hợp bị đổ kích, vẫn có lốp đỡ không bị sạt ở gầm xuống đất và cũng không bị chèn vào người.
4. Kết
Hy vọng với một số thông tin về lốp dự phòng sẽ giúp cho bạn đỡ ngỡ khi chẳng may cần dùng đến nha!
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về xe thì cứ để lại câu hỏi bên dưới, Quang sẽ sớm trả lời các bạn.
Có thể bạn sẽ thích:
Trả lời