Có bao giờ bạn thắc mắc là lấy gió trong & lấy gió ngoài khác gì nhau không?
Nên sử dụng lấy gió trong & lấy gió ngoài trong những trường hợp nào?
1. Lấy gió trong khác gì lấy gió ngoài?
Lấy gió trong tức là xe sẽ chỉ sử dụng không khí trong cabin. Luồng không khí này sẽ được lọc tuần hoàn qua các màng lọc, dùng làm mát cho người ngồi trong xe. Ưu điểm là không khí trong xe sẽ không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như khói, bụi, mùi hôi… Nhưng đổi lại là lượng oxy sẽ bị giảm dần khiến cho người ngồi trong xe mệt mỏi & dễ bị say xe.
Lấy gió ngoài tức là sẽ lấy không khí bên ngoài xe giúp cho luồng không khí trong xe luôn được tươi mới. Tuy là sẽ được lọc trước khi đi vào xe nhưng những màng lọc của xe chỉ giữ lại được những hạt bụi có kích thước lớn. Chứ những loại bụi mịn hay mùi khó chịu thì màng lọc của xe gần như không có tác dụng.
2. Khi nào nên lấy gió trong?
Nếu xe bạn đang di chuyển ở nội đô hoặc những nơi có nhiều bụi bặm thì nên lấy gió trong là tốt nhất. Điều đó giúp cho không khí trong xe luôn được trong lành nhất.
Khi trời mưa hay sương mù thì bạn cũng nên lấy gió trong. Để giúp cho hơi ẩm không lọt vào trong xe gây ra ẩm mốc và những mùi khó chịu. Điều đó cũng giúp cho điều hòa đỡ bị hư hỏng nếu chẳng may nước vô tình bị lọt vào.
3. Khi nào nên lấy gió ngoài?
Khi mới khởi động xe thì hãy bật chế độ lấy gió ngoài kết hợp với việc mở cửa kính để làm tươi mới không khí bên trong xe, giúp bạn có đủ oxy trong hành trình. Và trên xe có người dễ bị say thì điều này cũng sẽ giúp cải thiện đáng kể.
Nếu bạn đang lấy gió trong thì cứ khoảng 30 – 40 phút bạn lại chuyển sang lấy gió ngoài tầm 5 phút, để giúp cho không khí bên trong được làm mới.
Khi đang di chuyển ở những khu vực có không khí trong lành như đồi núi, cánh đồng, ven biển thì cũng nên ưu tiên việc lấy gió ngoài. Điều này sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái, tinh thần phấn chấn để tiếp tục hành trình được an toàn hơn.
4. Kết
Để cho không khí trong xe luôn được sạch sẽ thì chúng ta cần chú ý đến việc vệ sinh trong & ngoài xe.
Bạn cũng nên thường xuyên bảo dưỡng hệ thống điều hòa & thay lọc gió định kỳ để đảm bảo không khí trong xe luôn được sạch sẽ nhất!
Có thể bạn sẽ thích:
Trả lời